banner
 
Home Page
vanhoc

 
Home
 
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
 
Liên Lạc - Contact
 
Liên Lạc - Contact
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy
 
Cần Thiết
 
Directory
 
Phụ Trang
 
Mobile Version
BaoThoiSu.com
BaoPhongSu.com
BaoTuDo.com
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2021 All rights reserved
 
 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
 
 
Trang Nhà -Tài liệu Dân chủ - Lưu trữ 2007 -Tài liệu Lưu trữ
 
 

VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)

P.O. Box 661162

Sacramento, CA 95866

Phone & Fax: 916-480-2724

Email: vnn@vnn-news.com

Website: www.vnn-news.com

 

**********************************
Bản Tin Hàng Ngày

Ngày 30 Tháng 08 Năm 2007

**********************************

 

1- Tin Việt Nam 30-08-07

- Công An Hà Nội Ngăn Chận Ông Michael Orona Tiếp Xúc Các Nhà Dân Chủ

- Chất Lượng Hàng Hóa Ðang Làm CSVN Và Trung Quốc Căng Thẳng

- Công An CSVN Hà Tây Lại Liên Tục Sách Nhiễu Ni Sư Thích Ðàm Bình

- Hơn 1.000 Công Nhân Hãng May Beautec Vina Ðình Công Ðòi Tăng Lương

- Cuộc Ðình Công Ðòi Quyền Lợi Ở Công Ty Samitex - Long An Ðã Ðược Chủ Doanh Nghiệp Ðáp Ứng

- Công Nhân Hãng May Glory Ðình Công Ðòi Công Ty Chấp Hành Ðúng Pháp Luật Lao Ðộng

- Ðình Công Là Biện Pháp Cuối Cùng Ðể Công Nhân Ðòi Hỏi Quyền Lợi

- Giá Ðất Ở VN Cao Một Cách Vô Lý

- Vụ Hành Khách Kiện Pacific Airlines Vẫn Còn Nhiều Bàn Tán Xôn Xao

- Thụy Ðiển Sẽ Cắt Giảm Viện Trợ Cho Việt Nam

- Chủ Tịch Hồng Thập Tự Quyên Tiền Cho Người Nghèo Nhưng... Dùng Tiền Ði Ăn Nhậu Tốn Bạc Triệu

- 26 Ngư Dân VN Bị "Bắt Cóc" Trên Biển Gần Trường Sa

- Sâu Tấn Công Hàng Chục Nhà Dân Ở Cửa Lò, Nghệ An

- Mua Rác Bệnh Viện Ðể Sản Xuất Ðồ Dùng Hàng Ngày

- Một Làng Ở Hà Tỉnh Có Hơn 100 Cụ Già Thọ Trên 70 Tuổi

2- Tin Thế Giới 30-08-07

- Kỷ Niệm 10 Năm Công Nương Diana Qua Ðời - Báo Anh Hốt Bạc

- Ấn Ðộ: Giảm Giới Nghiêm Mở Cửa Lại Ðền Thờ Taj Mahal

- Chí Lợi: Biểu Tình Chống Chính Sách Kinh Tế Xã Hội Của Chính Phủ

- Nam Hàn Tháo Khoán 2 Triệu Ðôla Giúp Bắc Hàn Bị Bão Lụt

- Hoa Kỳ: Thượng Nghị Sĩ Kêu Gọi LHQ Gây Áp Lực Lên Miến Ðiện

- Serbia-Kosovo Bế Tắc, Cần Các Nhà Hòa Giải Quốc Tế Can Thiệp

- A Phú Hãn Kêu Gọi Quốc Tế Giúp Bài Trừ Ma Túy

- Moqtada Sadr Tuyên Bố Hưu Chiến - Mỹ Dè Dặt - Baghdad Hài Lòng

- Nga: Tổng Thống Vladimir Putin Không Bảo Trợ Cho Một Ứng Viên Nào

- Ba Lan: Cựu Bộ Trưởng Nội Vụ Bị Bắt Giữ

- Ðợt Bắt Giữ Mafia Sau Vụ Giết Hại Ở Duisbourg- Ðức

- Nga: Hai Nghi Can Ðược Trả Tự Do Trong Vụ Ðiều Tra Sát Hại Ký Giả Anna Politkovskaĩa

 

**********************************

 

1- Tin Việt Nam 30-08-07

 

- Công An Hà Nội Ngăn Chận Ông Michael Orona Tiếp Xúc Các Nhà Dân Chủ

 

(Hà Nội - VNN) Trong những ngày qua, nhà cầm quyền CSVN đã tìm mọi cách để ngăn chận các nhà dân chủ nhân quyền VN trong nước tiếp xúc với ông Michael Orona khi ông này đến Việt Nam.

Theo tin từ Hội Phụ Nữ Nhân Quyền tại California, qua sự vận động của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, ông Michael Orona, phó giám đốc thuôc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc trách về Dân chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng đã có cuộc tiếp xúc với nhiều nhà dân chủ ở Hà Nội để tìm hiểu thêm về tìinh hình dân chủ tại Việt Nam.

Cuộc tiếp xúc dự trù diễn ra tại văn phòng làm việc của ông Nguyễn Phương Anh vào lúc 3 giờ chiều ngày 30 tháng 8 năm 2007 bao gồm 15 nhà hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam như Phạm Văn Trội, Vũ Hùng, Phạm Ðức Chính, Ðỗ Duy Thông v.v..... Tuy nhiên, nhà cầm quyền Hà Nội đã tìm cách ngăn cản cuộc tiếp xúc này bằng cách bắt một số nhà dân chủ đến làm việc tại trụ sở công an tỉnh, ngăn chận họ không cho về Hà Nội. Anh Phạm Văn Trội đã bị công an bắt đem về đồn công an Hà Tây. Ngoài anh Trội, có 6 nhà dân chủ khác ở các vùng ngoài Hà Nội cũng đã bị công an bắt giữ, ngăn cản không cho về Hà Nội để gặp ông Michael Orona.

Tuy vậy, cuộc gặp mặt cũng đã diển ra giữa Ông Michael Orona với 8 nhà dân chủ khác ngay tại Hà Nội. Cuộc họp chỉ kéo dài được hơn nữa tiếng đồng hồ thì công an cũng đã ập vào văn phòng, bắt tất cả những người có mặt về đồn công an Bách Khoa để làm việc.

Nhà cầm quyền Hà Nội xác nhận quyền tự do hội họp của công dân trong điều 69 như " công dân có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội....." Hơn nữa cuộc gặp gỡ này với một viên chức cao cấp trong ngành Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc trách về Nhân Quyền. Sự đàn áp thô bạo cuộc hội họp vừa qua trước mắt ông Michael Orona đã chứng minh rõ Việt Nam là nhà nước toàn trị, không tôn trọng Nhân Quyền, không giống như những lời Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Ông Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố với các dân biểu Hoa Kỳ là họ "đối xử tốt với Nhân Quyền"

 

=END=

 

- Chất Lượng Hàng Hóa Ðang Làm CSVN Và Trung Quốc Căng Thẳng

 

(Hà Nội-VNN) Trong thời gian qua, hàng hóa từ Trung Quốc đã bị nhiều nước chỉ trích về chất lượng bê bối gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Những sự kiện này cũng đã được báo chí trong nước tìm hiểu loan tải. Vì thế, hồi đầu tháng này, Ðại sứ CSVN tại Trung Quốc đã bị Bộ Ngoại giao nước này triệu tập để nghe huấn thị than phiền của Bắc Kinh quanh việc báo chí Việt Nam đã tập trung phản ánh bê bối về chất lượng hàng hóa Trung Quốc.

Theo một bài báo của Strait Times, Singapore, sự phật ý này cho thấy mối ác cảm gần đây đang lên cao trong quan hệ giữa hai nước láng giềng anh em này. Với tư cách láng giềng anh em xã hội chủ nghĩa, Bắc Kinh cho rằng Hà Nội cần chỉ đạo cho báo chí mà nhà nước kiểm soát phải giảm nhẹ tầm quan trọng của vấn đề chứ không reo rắc nghi ngại cho người tiêu dùng Việt Nam.

Các nguồn tin ngoại giao nói rằng đại sứ CSVN Trần Văn Luật đã trả lời phía Trung Quốc rằng báo chí Việt Nam tường thuật về bê bối hàng giả, hàng kém chất lượng của Trung Quốc một cách khách quan chứ không có ý bêu xấu Trung Quốc. Thế nhưng Bắc Kinh không đồng ý và chỉ ra rằng nếu việc này còn lặp lại thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể sẽ gặp vấn đề tại biên giới.

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc theo kế hoạch sẽ vượt quá ngưỡng 10 tỷ đôla trong năm nay, và cán cân nghiêng về phía Trung Quốc.

Theo tin ghi nhận, trong những tháng gần đây, hai nước đã va chạm với nhau về một số vấn đề. Tháng trước, Hà Nội cấp visa cho một thành viên cao cấp của đảng cầm quyền Dân Tiến ở Ðài Loan, quốc gia mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh của mình.

Theo chuyên gia VN Carlyle Thayer, chuyên gia Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc châu, điều này đã làm Bắc Kinh tức giận, tuy Việt Nam có đủ lý do để phải giữ quan hệ tốt với Ðài Loan.

Năm ngoái Ðài Loan đã đầu tư hơn tám tỷ đôla vào Việt Nam, trong khi Trung Quốc vẫn tụt phía sau với lượng đầu tư chỉ vỏn vẹn một tỷ.

Sau khi Bắc Kinh phản đối kịch liệt, Hà Nội đã phải hủy visa của chính khách Ðài Loan.

Nhận định về việc làm này của CSVN, Giáo sư Carlyle Thayer, nói: "Việt Nam đang bị chê trách vì cách hành xử vụng về trong vụ này, thoạt tiên cấp visa rồi sau lại thu hồi."

Hồi tháng Tư và tháng Bảy, hai bên cũng có đụng chạm khi hải quân Trung Quốc có hành động nhằm vào thuyền đánh cá của Việt Nam trong vùng biển cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền.

 

=END=

 

- Công An CSVN Hà Tây Lại Liên Tục Sách Nhiễu Ni Sư Thích Ðàm Bình

 

(Hà Tây-VNN) Tin từ Hà Nội vừa cho biết, sau vụ Công an CSVN đã càn quét vào lúc 12 giờ đêm 22-8-2007 tại Mai Xuân Thưởng, bắt những người dân oan khiếu kiện đang tạm sống cảnh màn trời chiếu đất đuổi về địa phương, trong đó có nhà Sư Thích Ðàm Bình quê ở Hà Tây. Ông Tường, ông Phong, bà Tuyết công an CSVN đã thu giữ của Sư Ðàm Bình 1.000.000đ. Mặc cho nhà Sư Bình yêu cầu lập biên bản,nhưng họ không thực hiện.

Hiện nay Sư Ðàm Bình đang ở chùa Ðồi Chè, xã Thanh Bình, Chương Mỹ, Tỉnh Hà Tây, và từ đêm 22/8/2007 đến nay sư Ðàm Bình luôn bị công an CSVN mỗi ngày từ 20 đến 30 tên luôn canh gác chặt chẽ, không chế cả điện thoại.

Ðược tin báo 8 giờ sáng ngày hôm nay 30-8-2007, ni sư Ðàm Bình lại có giấy triệu tập của Nguyễn Tiến Giãng, phó phòng, và Nguyễn Hồng Phong trưởng phòng A 38 công an CSVN tỉnh Hà Tây phải lên trình diện công an. Ðây là hành động sách nhiểu khủng bố, đàn áp tôn giáo một cách trắng trợn của công an CSVN nhắm vào người dân. Tin từ người dân Hà Nội kêu gọi các tổ chức nhân quyền lên tiếng bênh vực và bảo vệ nhà sư Ðàm Bình trước sự khủng bố sách nhiểu liên tục của công an trong những ngày qua.

 

* Ni sư Thích Ðàm Bình tham gia khiếu kiện

 

=END=

 

- Hơn 1.000 Công Nhân Hãng May Beautec Vina Ðình Công Ðòi Tăng Lương

 

(Bình Dương - VNN) Sáng ngày 29/8, khoảng 1.300 công nhân Công ty Beautec Vina đã đình công, đưa ra yêu sách: Mức lương căn bản 870.000 đồng/tháng hiện nay của công nhân là quá thấp. Trước kiến nghị đòi tăng lương của công nhân, công ty thông báo sẽ tăng lương 6% cho công nhân. Tuy nhiên, công nhân đã không đồng ý.

Công nhân cũng đòi công ty phải giảm giờ tăng ca và không được "ép" sản lượng quá mức. Mặt khác, môi trường làm việc không an toàn. Công ty hứa sẽ cải thiện điều kiện làm việc và sẽ tăng giá tiền ăn lên 6.000 đồng mỗi suất; chấn chỉnh tình trạng thiếu nước, lắp thêm quạt trong phân xưởng...

Cùng ngày, số công nhân trên đã bỏ ra về vì cho rằng yêu sách không được giải quyết thấu đáo. Ðây là công ty 100% vốn Nam Hàn, chuyên sản xuất hàng may mặc tại Khu công nghiệp Sóng Thần II, Dĩ An, Bình Dương.

 

=END=

 

- Cuộc Ðình Công Ðòi Quyền Lợi Ở Công Ty Samitex - Long An Ðã Ðược Chủ Doanh Nghiệp Ðáp Ứng

 

(Long An - VNN) Cuộc đình công của công nhân ở công ty Samitex, huyện Cần Giuộc, Long An vào ngày hôm qua, 29/8/07, đã được chủ doanh nghiệp Samitex thảo luận đáp ứng và hứa sẽ thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng của công nhân. Ðược biết, vụ đình công đã xảy ra với hơn 200 công nhân trong tổng số khoảng 700 tham dự nhằm yêu cầu chủ công ty người Ðài Loan đáp ứng một số yêu sách.

Công nhân yêu cầu chủ doanh nghiệp phải bố trí cán bộ quản lý là người Việt như trước (vì hiện nay hầu hết cán bộ quản lý là người Ðài Loan); phải sắp xếp giờ giấc làm việc hợp lý, muốn tăng ca phải được sự thỏa thuận của công nhân; quan tâm nâng cao chất lượng bếp ăn tập thể, vì hiện nay công nhân thường bị ăn cơm sống, thịt, cá ươn, rau không sạch và lượng thịt, cá bị cắt xén tùy tiện.

Liên đoàn Lao Ðộng huyện Cần Giuộc đã mời các cơ quan chức năng trong huyện đến Công ty giải quyết vụ việc. Vì Công ty chưa có tổ chức công đoàn, nên 6 công nhân đại diện đã được mời làm việc với ban lãnh đạo Công ty và các cơ quan chức năng. Những yêu sách của công nhân xoay quanh việc bố trí người quản lý sản xuất, vấn đề làm thêm giờ, chế độ ăn uống... đã được chủ công ty hứa sẽ đáp ứng ngay tất cả những đòi hỏi chính đáng của công nhân. Ðại diện công nhân cũng cam kết các công nhân sẽ đi làm việc trở lại vào sáng hôm nay 30/8. Tiền lương của ngày đình công 29/8 sẽ được chủ công ty trả đầy đủ như bình thường.

 

=END=

 

- Công Nhân Hãng May Glory Ðình Công Ðòi Công Ty Chấp Hành Ðúng Pháp Luật Lao Ðộng

 

(Hưng Yên - VNN) Công ty may Glory ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên; chuyên sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu. Ði vào hoạt động từ 1-3-2007, nhưng đến nay Công ty này không hề ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... cho công nhân. Trong khi đó, hàng ngày công nhân luôn phải làm việc từ 14 giờ trở lên trong môi trường độc hại, nóng bức.

Sau nhiều lần kiến nghị không được đáp ứng, kể từ 17g30 ngày 20/8, toàn bộ 300 công nhân của Công ty đã đồng loạt đình công...

Theo các công nhân cho biết: Từ khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đến nay, Công ty luôn vi phạm luật Lao Ðộng VN như không ký hợp đồng lao động, kéo dài thời gian làm việc... Khi công nhân đòi Công ty phải thực hiện đúng pháp luật lao động quy định, không những không chấp nhận mà Công ty còn thách thức "nếu thấy không chịu được thì nghỉ việc".

Với sự coi thường pháp luật như vậy, nhưng không được các cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên nhắc nhở, nên chủ doanh nghiệp càng tỏ ra hung hăng và lấn tới, thường xuyên ép công nhân phải làm việc từ 7g sáng đến 20g, có nhiều hôm công nhân phải làm việc từ 7g sáng ngày hôm trước đến 2g sáng hôm sau và 7g sáng lại phải làm việc tiếp.

Trong nhà xưởng làm việc thì các bàn máy may kê sát nhau không có lối ra, lưng người trước chạm vào môtơ của máy phía sau. Hàng trăm con người làm việc hơn chục tiếng đồng hồ như vậy dưới mái tôn, chỉ có quạt mát chứ không có quạt thông gió..., nên hầu như ngày nào cũng có công nhân bị ngất sỉu.

Chỗ ăn và nghỉ trưa của công nhân thì ở ngay trên bàn máy may, bụi bẩn. Công ty còn đưa ra một quy chế "oái oăm" là phát thẻ để đi vệ sinh đối với công nhân. Phần lớn công nhân trong Công ty đều là nữ, nhưng mỗi tổ trên 40 người, Công ty chỉ phát cho 1 thẻ để đi vệ sinh, khiến họ rất bất bình.

Theo lời các công nhân cho hay, hàng tháng họ bị trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế..., nhưng Công ty không đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội Hưng Yên, cho nên như chị Chu Thị Phượng - công nhân tổ may 5 nghỉ đẻ không được hưởng bất kỳ một chế độ gì; còn anh Hoàng Văn Lâm - tổ may 3 - bị mất ngón tay khi dập khuy áo cũng không được hưởng chế độ gì.

Khi tập thể công nhân đình công phản đối việc Công ty vi phạm pháp luật Lao Ðộng của VN, thì ông Giám Ðốc tuyên bố thẳng thừng: "Ai có nhu cầu làm việc thì vào làm, đã làm thì phải chấp nhận mọi yêu cầu của Công ty". Và ông ta gọi tất cả các tổ trưởng, quản đốc vào bắt họ viết đơn xin thôi việc vì không hoàn thành công việc (!?).

Tất cả các tổ trưởng, quản đốc không chấp nhận việc làm vô lý trên thì ông ta ra thông báo với nội dung "Kể từ ngày 21.8.2007, Công ty không tiếp nhận quản đốc phân xưởng và các tổ trưởng đến làm việc tại Công ty".

Theo ông Ðô, công nhân không bao giờ muốn đình công, nhưng quyền lợi chính đáng bị vi phạm kéo dài nên cực chẳng đã mới đình công.

 

*Quản đốc và tập thể công nhân đình công đang phản ánh những sai phạm của Công ty với Báo Lao Ðộng.

 

=END=

 

- Ðình Công Là Biện Pháp Cuối Cùng Ðể Công Nhân Ðòi Hỏi Quyền Lợi

 

(Sài Gòn - VNN) Ðình công thường được xem là biện pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Thế nhưng trong thực tế, gần như đây là giải pháp duy nhất để tập thể lao động đòi quyền lợi của mình

Cuộc đình công của 120 công nhân Công ty May Hàn Linh (quận Bình Tân- Sài Gòn) hôm 23-8 là cuộc đình công thứ 54 xảy ra trên địa bàn Sài Gòn từ đầu năm 2007 đến nay. Trước đó, trong năm 2006, ở Sài Gòn, đã xảy ra 115 cuộc đình công. Các biện pháp nhằm giảm đình công tuy tạm có tác dụng, nhưng chưa làm thay đổi cơ bản tình hình, bởi nguyên nhân đình công không được giải quyết đến nơi đến chốn.

Tiền lương: Chạm đến là đình công

Qua thống kê của Liên Ðoàn Lao Ðộng nhà nước ở Sài Gòn, có 42/54 vụ đình công liên quan đến vấn đề tiền lương, chiếm tỉ lệ 77,77%. Trở lại vụ đình công tại Công ty May Hàn Linh, bất mãn của công nhân là dù phải tăng ca liên tục (5 ngày/tuần; 4 giờ/ngày), nhưng mỗi người thu nhập hàng tháng chỉ đạt hơn 1 triệu đồng. Mới đây, khi nghe sẽ được nâng lương cơ bản (theo 3 mức 850.000 đồng, 930.000 đồng và 1 triệu đồng), nhiều công nhân rất mừng. Song liền sau đó, công ty cắt luôn tiền thâm niên, chuyên cần, kể cả tiền thưởng lễ. Sau khi "kỳ kèo" với các cơ quan chức năng quận, công ty đồng ý giữ nguyên tiền thâm niên, tiền chuyên cần, nhưng mức lương cơ bản công nhân sẽ phải điều chỉnh theo 3 mức 870.000 đồng, 920.000 đồng và 970.000 đồng. "Nói nâng lương nhưng thực tế công ty lấy túi này bỏ túi kia"- nhiều công nhân đã tỏ ra thất vọng.

Chậm trả lương, lập lờ trong cách tính lương, không nâng lương, đưa ra đơn giá thấp hoặc định mức sản phẩm quá cao khiến công nhân không hoàn thành, phải làm thêm là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ đình công tại Công ty Pao Yuan (quận Thủ Ðức), Khiết Thiên (quận 12), Lương Hường (huyện Hóc Môn), Phúc Yên (quận Tân Bình)... Cá biệt, có nhiều doanh nghiệp còn đề ra các quy định kỳ quặc để o ép tiền lương của công nhân. Như tại Công ty Chung Yang VN (quận 12), công nhân dù nghỉ bệnh có giấy xác nhận vẫn bị quản lý buộc nghỉ không lương 3 ngày.

Vi phạm nghiêm trọng chế độ chính sách:

Các chuyên gia lao động cảnh báo: Tình trạng doanh nghiệp vi phạm chế độ chính sách, cụ thể là không ký hợp đồng để né tránh thực hiện bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đình công.

Tại Công ty Top Royal Flash (vốn Ðài Loan, quận 8-Sài Gòn), công nhân phải tăng ca liên tục từ 4 đến 5 ngày mỗi tuần, khiến sức khỏe suy giảm. Nhiều công nhân cho biết có hôm về đến nhà trọ đã không ăn uống nổi do kiệt sức. Bất mãn của công nhân là dù hằng tháng đều trừ lương nhưng công ty không trích nộp BHXH, BHYT, nên khi ốm đau công nhân phải bỏ tiền túi chi trả. Cũng bi kịch không kém là công nhân Công ty Giày AnJin (quận Bình Tân). Do công ty còn nợ đọng BHXH kéo dài (hơn 3 tỉ đồng), khi ốm đau, công nhân phải tự lo liệu. "Chúng tôi đã đề nghị doanh nghiệp chấn chỉnh sai phạm này nhiều lần, song họ vẫn phớt lờ, do đó tranh chấp cứ dai dẳng"- bà Trần Thị Thiếu Liên, Phó Chủ tịch LÐLÐ quận Bình Tân, nói vậy.

Mỗi khi đình công xảy ra, doanh nghiệp thường đổ lỗi cho công nhân và quy kết công nhân đình công bất hợp pháp. Thực tế thì sao? Trong 170 cuộc đình công trên địa bàn Sài Gòn từ đầu năm 2006 đến nay, nguyên nhân chính là do doanh nghiệp xâm phạm các quyền lợi cơ bản, thiết thân nhất của công nhân. Nhiều doanh nghiệp để xảy ra đình công đến 3 - 4 lần như Công ty Nobland (quận 12-Sài Gòn), Công ty Haimin (huyện Hóc Môn), Huê Phong, Hàn Việt (quận Gò Vấp)...

Ðáng nói là dù lỗi của doanh nghiệp rất rõ nhưng doanh nghiệp vẫn cứ hằn học tìm cách trả đũa bằng cách cho công nhân nghỉ việc. Ðiển hình là vụ đình công tại Công ty Miso Vina (quận Bình Tân, Sài Gòn), doanh nghiệp thông báo, nếu ai không đồng ý với cách tính lương của công ty thì cứ làm đơn xin nghỉ việc. Hoặc tại cuộc đình công ở Công ty DooLim (huyện Bình Chánh), như mới đây trong vụ đình công tại Công Ty Glory ở Phúc Yên, doanh nghiệp thách thức công nhân bằng tuyên bố: Nếu không chấp nhận những quy định của công ty, cứ làm đơn xin nghỉ việc.

Ðình công thường được xem là biện pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Thế nhưng trong thực tế, gần như đây là giải pháp duy nhất để công nhân đòi quyền lợi của mình. Tại nhiều doanh nghiệp, dù công nhân đã kiến nghị, cơ quan chức năng nhà nước đã kiểm tra, xử phạt hành chính; thế nhưng mọi việc vẫn không được chấn chỉnh. Chỉ khi công nhân đình công thì vụ việc mới được xem xét, giải quyết. Sự chây ì của doanh nghiệp và sự "bất lực" của cơ quan chức năng CSVN đã tạo ra tiền lệ xấu này.

 

 

*Một vụ đình công liên quan đến đơn giá gia công và tiền lương tại Công ty Forimex (quận 9 - Sài Gòn).

 

=END=

 

- Giá Ðất Ở VN Cao Một Cách Vô Lý

 

(Hà Nội - VNN) Nếu coi Luân Ðôn là thành phố có giá nhà cao nhất thế giới, khoảng 50.000 đôla/m2 thì vẫn còn rẻ chán, so với giá nhà đất ở những "vị trí vàng" tại Hà Nội và Sài Gòn.

Giá trị nhà phụ thuộc vào giá trị con phố với các tiêu chuẩn: chất lượng giao thông, xây dựng, cảnh quan, khả năng kinh doanh, chất lượng dân cư, môi trường... Và dĩ nhiên, nhà đất ở Sài Gòn hay Hà Nội thua xa Luân Ðôn, Paris, Rome... Vậy, ở mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam khoảng 722 đôla một năm thì phải bao nhiêu năm tích lũy người ta mới có thể mua 1 căn hộ loại trung bình 70.000 đôla (khoảng hơn 1,1 tỉ đồng)?

Thu nhập thấp nhất, giá nhà cao nhất!

Nếu chúng ta đồng ý với cách lập luận rằng, chất lượng thành phố (cũng là chất lượng bất động sản - BÐS) của Việt Nam còn kém so với nhiều thành phố trên thế giới và thu nhập của dân VN vào loại nghèo, so với thu nhập của dân nhiều nước trên thế giới, mà giá BÐS của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới là thật vô lý! Nhưng để hiểu rõ hơn sự thật vô lý đó, hãy nhìn vào vài con số giá BÐS ở một số thành phố "nổi tiếng" đắt trên thế giới. Tất nhiên, các con số này rất tương đối, vì không chỉ một căn nhà cụ thể trên con phố cụ thể, nó bao gồm cả nhà và đất. Trong khi ở các đô thị lớn Việt Nam, giá xây dựng nhà từ 1,7- 2 triệu/m2, nhỏ hơn nhiều so với giá trị đất, thậm chí không tính hoặc người mua phải đập bỏ nhà nếu quá cũ.

 

 

TP.HCM

 

Hầ NộI

 

 

Phố

 

Giá nhà nước

 

Giá thị trường

 

Phố

 

 

Giá nhà nước

 

Giá thị trường

 

Ðồng Khởi

Lê Lợi

Nguyễn Huệ

 

 

43 triệu đồng/m2

(2.687 USD)

 

50.000 USD-

60.000 USD

 

Hàng Ngang

Hàng Ðào

Hàng Gai

 

54 triệu đồng/m2

(3.370 USD)

 

35.000 USD-

40.000 USD

 

Giá cao, vui hay buồn?

Ở các nước phát triển, các hoạt động kinh tế liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 25-30% tổng lượng hoạt động của nền kinh tế. Theo Hernando de Sato, tác giả cuốn "Sự bí mật của tư bản", tổng vốn có thể tạo được bởi bất động sản (BÐS) chưa được khai thác, sử dụng ở các nước XHCN cũ có thể lên tới 2.970 tỉ đôla. Có thể hiểu là, BÐS (các hoạt động do có BÐS) là sức mạnh của nền kinh tế. Còn khi nó trở nên quá đắt sẽ kìm hãm sự phát triển (bỏ ra 10 đồng đầu tư, hết 9 đồng vào BÐS, chỉ còn 1 đồng chi sản xuất... ). Theo Viện Nghiên cứu Ðịa chính (số liệu 2006), cả nước có tới hơn 150.000 doanh nghiệp thiếu đất sản xuất, 2,5 triệu hộ gia đình, cá nhân dùng chốn ở của mình làm nơi kinh doanh, gần 1 triệu công nhân đang phải thuê nhà trọ tạm bợ.

Sự chôn vốn vào thị trường BÐS và hiện tượng "đóng băng" có thể làm nhiều doanh nghiệp phá sản (khoảng 50% trong số 7.000 doanh nghiệp có vốn dưới 500 triệu), sẽ kéo theo sự phá sản của các ngân hàng thương mại cổ phần. Cụ thể, tính đến tháng 3-2006, 65 ngân hàng cho vay trong lĩnh vực BÐS có dư nợ 28.654 tỉ. Tại Sài Gòn, lượng vốn đổ vào BÐS khoảng 5.000 tỉ, dư nợ cho vay BÐS 25.000 tỉ, chiếm 13,7 %. Tại Hà Nội, dư nợ cho vay BÐS khoảng 9.000 tỉ, chiếm 10%.

Nền kinh tế bất lợi vì giá BÐS cao quá ai cũng hiểu, nhưng người đã có BÐS lại mừng. Mừng thật hay ảo chẳng dám nói, vì bạn sẽ bước đi rón rén hơn chăng nếu căn nhà mua năm ngoái 1 tỉ, năm nay đã 1,5 tỉ mà bạn chẳng có thêm đồng nào? Và nếu cuối năm nay con trai lấy vợ, phải mua căn hộ cho nó, BÐS cứ tăng giá, bạn sẽ tiếp tục mừng? Vậy chỉ những ai lúc này có nhiều BÐS mới cười nổi. Nhưng những người này chiếm mấy phần trăm dân số trong đất nước còn nghèo như nước ta?

 

 

=END=

 

- Vụ Hành Khách Kiện Pacific Airlines Vẫn Còn Nhiều Bàn Tán Xôn Xao

 

(Sài Gòn - VNN) Vụ một hành khách khởi kiện Pacific Airlines ở Việt Nam vì đã đòi ông phải trả thêm tiền phục vụ cho vợ là người khuyết tật đang tiếp tục gây tranh cãi trên mạng.

Một số báo mạng nước ngoài bằng tiếng Anh cũng bắt đầu viết về vụ ông Phạm Văn Tân ở Sài Gòn kiện tuyến hàng không thứ nhì của CSVN.

Theo đơn của ông Tân thì ông đã phải "trả thêm phí 50 đô la Mỹ, tương đương 808.000 VND cho dịch vụ xe lăn" vì vợ ông "là người khuyết tật không tự leo cầu thang để lên máy bay được".

Sự việc xảy ra hôm 12/8 tại sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn và đã được các báo trong nước đăng tải.

Theo báo Thanh Niên bản tiếng Anh thì một người phát ngôn cho Pacific Airlines nói rằng, ông Tân "đã không thông báo cho họ về chuyện có người vợ khuyết tật đi máy bay".

Ðến tuần này, những trang mạng, nhất là phần ý kiến của các báo điện tử, hoặc trang Người Khuyết Tật vẫn còn những cuộc tranh luận sôi nổi về đề tài này.

Dù có luật sư cho rằng, việc kiện hãng hàng không có thể chưa đúng vì phần dịch vụ mặt đất thuộc thẩm quyền của sân bay nhưng nhiều ý kiến trên mạng tỏ ra bất bình trước việc này.

Nhìn chung, người ta ủng hộ ý kiến của ông Tân rằng ở các nước khác, người đi xe lăn không phải trả thêm tiền mà còn được ưu tiên phục vụ thì việc làm của Pacific Airlines là khó chấp nhận.

Tin tức từ Việt Nam cho hay hiện chưa có ngày định ra phiên xử mà ông Tân là bên nguyên đã đệ đơn lên tòa quận Tân Bình, Sài Gòn hôm 16 tháng Tám.

Mặt khác, sự bất cập trong dịch vụ cho người khuyết tật còn thể hiện ở chỗ vợ ông Tân, bà Nguyễn Hải Yến, dù đã trả thêm phí ở Tân Sơn Nhất nhưng ra đến phi trường Nội Bài-Hà Nội vẫn "phải tự đi bằng nạng, không có xe lăn phục vụ."

 

=END=

 

- Thụy Ðiển Sẽ Cắt Giảm Viện Trợ Cho Việt Nam

 

(Hà Nội - VNN) Theo tin các hãng thông tấn quốc tế AP, UPI cho hay, chính phủ Thụy Ðiển vừa công bố chiến lược viện trợ mới, theo đó, viện trợ song phương của Thụy Ðiển trị giá khoảng 10 tỉ kronor (1,5 tỉ đôla) mỗi năm sẽ được tính toán lại để tập trung vào chống nghèo đói ở Châu Phi và thúc đẩy dân chủ ở Ðông Âu.

Số nước nhận được viện trợ của Thụy Ðiển sẽ giảm từ 70 xuống còn 33. Trong số những nước mà Thụy Ðiển sẽ giảm dần viện trợ trong 4 năm tới có Việt Nam. Cùng với Nga, Nicaragua, Việt Nam là một trong những nước nhận nhiều viện trợ nhất, khoảng hơn 300 triệu kronor (30 triệu đôla) trong năm 2005. Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Thụy Ðiển Guinilla Carlsson nói: "Trong một số trường hợp có những nước đã tới giai đoạn có thể tự điều hành được".

Thụy Ðiển là một trong những nhà tài trợ quốc tế lớn nhất, họ dành khoảng 30 tỉ kronor mỗi năm, tương đương 1% GDP, cho viện trợ phát triển. Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Ðiển SIDA đã hoan nghênh sự thay đổi cơ cấu viện trợ này, tuy nhiên cũng cảnh báo rằng chiến lược mới có thể khiến một số nước bị ảnh hưởng. Một số nghị sĩ trong Quốc hội Thụy Ðiển cũng tỏ ra lo ngại rằng chiến lược mới là một sự bỏ rơi Châu Á.

 

=END=

 

- Chủ Tịch Hồng Thập Tự Quyên Tiền Cho Người Nghèo Nhưng... Dùng Tiền Ði Ăn Nhậu Tốn Bạc Triệu

 

(Ðắc Nông - VNN) Tin các báo trong nước cho hay, sau khi thu hơn 200 triệu đồng tiền đóng góp, Nguyễn Ðức Thọ dùng một phần tiền này đi nhậu tại nhà hàng Hải Dương.

Theo chi tiết cho biết, trong lễ khai trương bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ðắc Nông, Nguyễn Ðức Thọ, chủ tịch Hội Chữ Thập Ðỏ CSVN tỉnh này đã vận động các nhà hảo tâm ủng hộ. Sau khi thu hơn 200 triệu đồng tiền đóng góp, Thọ dùng một phần tiền này đi nhậu tại nhà hàng Hải Dương.

Nguồn tin trên nói rằng, hóa đơn tính tiền nhậu của Nguyễn Ðức Thọ ở nhà hàng Hải Dương đề ngày 24/8/07 với tổng số tiền lên đến gần 3.000.000 đồng. Làm một phép tính đơn giản thì bữa nhậu này bằng 500 suất ăn cho bệnh nhân nghèo (6.000 đồng/suất)".

Không thấy các báo cho biết, ông này có bị qui vào tội gì không, hoặc ít nhất có bị "kiểm điểm rút kinh nghiệm" gì không.

 

=END=

 

- 26 Ngư Dân VN Bị "Bắt Cóc" Trên Biển Gần Trường Sa

 

(Quảng Ngãi - VNN) Ngày 29/8, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Ngày 25/8 vừa qua, gia đình của 2 ngư dân ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thông báo có 2 chiếc tàu đánh bắt xa bờ đang bị tàu của nước ngoài bắt giữ. Ðó là tàu mang số hiệu QNg - 6308, do ông Lê Khởi (47 tuổi) làm thuyền trưởng và tàu QNg - 96589, do ông Dương Anh (35 tuổi) làm thuyền trưởng, trên 2 tàu có 26 ngư dân. Ðược biết, 2 chiếc tàu này ra khơi từ ngày 12/8, hành nghề đánh bắt ở vùng đảo Trung Sa và Trường Sa. Theo điện báo của các ngư dân về cho gia đình, phía tạm giữ yêu cầu phải nạp tiền vào tài khoản của họ với số tiền rất lớn mới thả về.

Tin từ báo chí nhà nước CSVN thường nói tránh là việc bắt giữ do "các tàu lạ" hay "các tàu nước ngoài" nhưng thực ra đều là tàu của hải quân Trung Quốc, và Hà Nội vẫn không dám đụng tới nước quan thầy này.

 

=END=

 

- Sâu Tấn Công Hàng Chục Nhà Dân Ở Cửa Lò, Nghệ An

 

(Nghệ An - VNN) Trẻ em được sơ tán, chăn màn, quần áo và nhiều vật dụng khác phải đem đi gửi... Ðó là tình cảnh của hàng chục hộ dân ở khối 4, phường Nghi Thuỷ (Thị xã Cửa Lò - Nghệ An). Nguyên nhân của sự khốn đốn này là do vô số sâu Sám, hay còn gọi là sâu Khoang tấn công vào tận nhà dân.

Bắt đầu vào sáng ngày 25.8, chị Trần Thị Trinh mới chỉ thấy vài con sâu bò lên tường nhà mình, nhưng trưa về thì đã trở thành vô số. Một số người dân sang giúp chị Trinh diệt sâu khi trở về thì nhà mình cũng đã đầy ắp sâu. Theo bà con ở đây thì loài sâu này thường sống trên cây đậu, cây lạc. Nhưng việc sâu bò vào tận nhà dân để tung hoành như thế này thì chưa bao giờ thấy.

Ông Nguyễn Trọng Thanh, khối trưởng khối 4 cho biết: "Loại sâu này sinh trưởng rất nhanh, mình vừa mới diệt chỗ này nó đã bò lổm ngổm chỗ kia". Còn nhiều người khác thì không còn chịu nổi, phải bồng bế nhau đi ở nhờ chỗ khác.

Hiện nay, cách mà bà con ở đây diệt sâu là dùng bình xịt muỗi hoặc vun lại rồi dùng lửa đốt, nhưng xem ra vẫn chưa thể trừ được chúng. Sáng 28/8 vừa qua, đại diện Chi cục bảo vệ thực vật Nghệ An đã phải có mặt tại thực địa để kiểm tra.

Mặc dù chưa có kết luận chính thức nhưng cán bộ bảo vệ thực vật đã đưa ra khuyến cáo: Bà con không nên dùng bình xịt để diệt sâu vì rất nguy hiểm mà nên... thả vịt vào để ăn sâu.

 

*Người dân diệt sâu bằng cách gom lại rồi đốt.

 

=END=

 

- Mua Rác Bệnh Viện Ðể Sản Xuất Ðồ Dùng Hàng Ngày

 

(Hà Nội - VNN) Cả tấn vỏ thuốc, ống nhựa truyền dịch, xi lanh còn dính máu... từ Bệnh viện Việt Ðức chưa được tẩy rửa, ẩn chứa nhiều nguy cơ lây dịch bệnh, đã được đưa ra tới tay các chủ hàng thu mua phế liệu.

Vụ việc này đang nằm trong một cuộc điều tra của Cục Cảnh sát môi trường CSVN từ nhiều tháng qua. Một loạt các bệnh viện lớn của Hà Nội cũng là mục tiêu thẩm tra gồm: Bệnh viện K, Phụ sản trung ương, Phụ sản Hà Nội, Bạch Mai, Xanh Pôn, Thanh Nhàn và Ðống Ða.

Chiều ngày 10/8, kiểm tra một xe tải "đổ hàng" về điểm thu mua phế liệu của bà Triệu Thị Quý tại khu vực Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội, Cục Cảnh sát môi trường, Cục Bảo vệ tài nguyên môi trường phát giác chở gần 60 bao tải các loại, khoảng 700 kg. Rác chủ yếu là vỏ thuốc, ống nhựa truyền dịch, kim tiêm... Chiếc xe trên xuất phát từ nơi chứa rác thải y tế của Bệnh viện Việt Ðức.

Cùng thời điểm, nhà chức trách còn thấy một xe tải khác đi về hướng phường Chương Dương, Hoàn Kiếm. Tang vật thu 16 bao tải rác thải y tế, nặng gần 300 kg.

Cục Cảnh sát môi trường cho biết, tài xế và chủ hàng khai đã mua rác thải của Bệnh viện Việt Ðức với giá 6.000 đồng/kg nhựa, 1.500 đồng/chai lọ thủy tinh nhỏ. "Hợp đồng" mua bán đã thực hiện từ nhiều tháng nay.

Theo quy trình của chủ hàng, số rác này sau đó sẽ được bán lại cho các cơ sở nhỏ lẻ, chúng tiếp tục "chu du" đến nhiều tỉnh thành khác để tái chế hoặc tận dụng sản xuất đồ dùng sinh hoạt.

Bà Quý cho biết, 5 năm qua (từ 2002) riêng gia đình bà đã mua gần 300 tấn rác thải y tế của Bệnh viện Việt Ðức như vỏ lọ thuốc bằng nhựa, thuỷ tinh các loại, dây chuyền bằng nhựa, túi ni lông chứa kim tiêm, bơm tiêm... Toàn bộ số rác thải này đã được gia đình bà Quý nghiền thành bột, bán cho người khác để sản xuất đồ gia dụng.

Ngày 28/8, theo lời một quan chức cảnh sát: "Rác thải y tế dùng sản xuất đồ dùng gia dụng có độ nguy hại rất cao. Ðiều nguy hiểm là một số kim tiêm sử dụng cho bệnh nhân nhiễm HIV nguy cơ lây nhiễm cao cũng nằm trong số rác thải này". Ðể nấu nhựa chỉ cần nhiệt độ khoảng 300 độ, trong khi muốn tiệt trùng vi khuẩn gây bệnh phải cần 1.000-1.500 độ C.

Khoảng 2-3 ngày, xe của Xí nghiệp đến nhận tất cả rác thải y tế tại bệnh viện. Bà Hương, nhân viên của khoa Chống nhiễm khuẩn cùng một nhân viên ở phòng Quản trị, một nhân viên Kế toán tham gia cân, viết hoá đơn và bàn giao.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, bệnh viện đã cho bà Hương thôi việc.

Theo tin ghi nhận được, ngoài Bệnh viện Việt Ðức, hàng loạt các Bệnh Viện Bạch Mai, Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội, Ðống Ða, Xanh Pôn Thanh Nhàn... cũng đã không thực hiện đúng quy chế xử lý chất thải y tế.

 

 

* Kim tiêm dính máu là nguồn lây bệnh rất cao.

 

* Hơn 70 bao tải chứa chai lọ, vỏ thuốc, kim tiêm... bán cho tiệm phế liệu.

 

=END=

 

- Một Làng Ở Hà Tỉnh Có Hơn 100 Cụ Già Thọ Trên 70 Tuổi

 

(Hà Tĩnh - VNN) Trong 147 hộ gia đình ở làng Ðại Nghĩa, xã Ðức Yên, huyện Ðức Thọ, Hà Tĩnh có tới 104 cụ sống thọ trên 70 tuổi.

Trong đó, có 72 cụ 70-79 tuổi; 19 cụ 80-89 tuổi; 12 cụ 90-99 tuổi và hai già làng cao tuổi nhất đang sống khỏe, trên 100 tuổi. Ðó là cụ Thái Thị Châu, 102 tuổi có 22 cháu, 28 chắt, Cụ Bích 103 tuổi bị mù lòa từ lâu, bỗng dưng mắt sáng lại.

Ða số các cụ đang sống bằng lương hưu trong những ngôi nhà cấp bốn, vườn cây giữa làng mạc yên tĩnh. Các cụ cho rằng ngoài yếu tố môi trường là "tài sản vô giá", bí quyết để được trường thọ là sống đạm bạc, biết tịnh tâm, không ghiền rượu, thuốc. Con dâu, con rể là điểm tựa để chia sẻ tâm tư. Hội người cao tuổi là nơi giúp các cụ gặp gỡ, tâm sự tình làng, nghĩa xóm.

 

 

* Cụ Bích cầm gậy đã 103 tuổi.

 

=END=

 

2- Tin Thế Giới 30-08-07

 

- Kỷ Niệm 10 Năm Công Nương Diana Qua Ðời - Báo Anh Hốt Bạc

 

(London - VNN) Nhiều báo chí và truyền thông Anh đã làm sống dậy sự háo hức trông chờ của quần chúng; tin về công nương Diana được xem là kho vàng truyền thông, làm giàu cho nhiều báo và truyền hình. Ðược biết hoàng gia Anh đang chuẩn bị trong bí mật lễ tưởng niệm 10 năm qua đời của "công chúa của dân Anh". Theo BBC, chỉ có một lễ chính thức dự trù tổ chức trong ngày 31-08, theo yêu cầu của hoàng tử Wìlliam và Harry, hai con trai của Diana và thái tử Charles. Một thánh lễ tưởng niệm với 500 khách mời sẽ được tổ chức tại nhà nguyện Wellington Barracks, trong trại quân gần điện Buckingham. Nữ hoàng Elizabeth II, hoàng thân Philip, William, Harry và Charles sẽ tham dự thánh lễ này được BBC trực tiếp truyền hình. Trái lại vợ sau của thái tử Charles, bà Camilla, không dự thánh lễ, với một thông cáo từ chối khéo: "Tôi rất cảm động được thái tử William và Harry mời dự lễ tưởng niệm Diana công chúa xứ Gallles. Nhưng sự tham dự của tôi sẽ sẽ làm dư luận chú ý, lẽ ra tất cả dành cho Diana". Hồi tháng 7 vừa qua thái tử William và Harry đã tổ chức một buổi hòa nhạc tại sân vận động Wembley được truyền trực tiếp đến 140 nước để tưởng nhớ mẹ.

Mãi 10 năm sau cái chết của Diana, các báo luôn khiến độc giả nhớ về Diana với sự trung thành tới mức ám ảnh. Tờ Daily Express hiểu rằng độc giả luôn háo hức chờ những câu chuyện tốt lành hay bình thường khác của Diana. Tính chung, trong 10 năm qua, Diana đã được các báo và tạp chí Anh nhắc tới 8.000 lần mỗi năm. Năm 2002 kỷ niệm 5 năm ngày công chúa của dân chúng Anh có trên 12.000 bài báo về Diana. Năm 1997 đã có 15.000 bài viết về công chúa xinh đẹp xứ Galles bạc phận. Trong năm 2007 đã có trên 7.000 bài viết về công nương xinh đẹp có trái tim từ ái nhưng thiếu hạnh phúc. Fergus Hampton, giám đốc công ty nghiên cứu Millward Brown Precis chuyên theo dõi mức độ loan tin trên truyền thông có nhận xét: "Sự hấp dẫn của Diana đối với truyền thông bền bĩ hơn bất cứ nhân vật của công chúng nào khác. Sự hấp dẫn tăng lên về các đồn đoán về người tình Al-Fayed của Diana".

 

Cái chết đã khiến Công nương Diana trở thành bất tử

* Sự ngưỡng mộ Diana không dừng ở lứa tuổi nào cả.

 

=END=

 

- Ấn Ðộ: Giảm Giới Nghiêm Mở Cửa Lại Ðền Thờ Taj Mahal

 

(Agra - VNN) Hãng AFP ngày 30-08 đưa tin, đền thờ Taj Mahal nổi tiếng của Ấn Ðộ hôm nay mở cửa lại sau khi chính quyền giảm nhẹ lệnh giới nghiêm tại Agra sau vụ xung đột làm 1 người chết và 50 bị thương. Tuy nhiên, theo cảnh sát, các biện pháp đặc biệt vẫn còn hiệu lực tại một số khu vực thành phố, nhưng đền thờ có thể mở cửa lại sáng 30-08 cho khách thăm viếng. Hôm 29-08 những người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động, một số xe bị đốt. Tất cả mở đầu khi một chiếc xe vận tải bị lật nhào làm 4 tín đồ hồi giáo thiệt mạng cách đền Taj Mahal 4 cây số.

Người hồi giáo chiếm khoảng 20% trong số 1,6 triệu dân ở Agra, thuộc bang Uttar Pradesh (bắc). Các vụ xung đột xảy ra sau đó làm 1 người chết và 50 người bị thương. Ngày 30-08 chính quyền địa phương đã đề cử 1 cảnh sát trưởng mới và sa thải 13 sĩ quan vì không quản lý được sự nổi giận của dân chúng sau tai nạn để bạo động bộc phát, như loan báo của chưỡng lý cấp vùng Kamal Saxena. Ðền Taj Mahal xây bằng đá cảm thạch trắng, là một địa điểm hấp dẫn du khách đến Ấn Ðộ, chỉ cách Tân Ðề Ly 200 cây số về phía nam. Có đến 3 triệu du khách đến thăm hàng năm. Ngay sau khi lệnh giới nghiêm ban hành ngày 29-08, tất cả địa điểm thăm viếng đều đóng cửa, du khách phải nằm chờ tại các khách sạn. Các nhà tổ chức du lịch e ngại số thu sẽ giảm. Ðền Taj Mahal được xây cất theo lệnh của hoàng đế Shah Jahan để kỷ niệm hoàng hậu Mumtaz Mahal được vua sủng ái, chết vì sinh đẻ năm 1631. Vào tháng 7 vừa qua đền được tuyên bố là một trong "7 kỳ quan mới thế giới", được 100 triệu người bầu qua mạng lưới Internet toàn cầu và qua điện thoại.

 

* Ðền thờ Taj Mahal (Ấn Ðộ) mở cửa lại.

 

=END=

 

- Chí Lợi: Biểu Tình Chống Chính Sách Kinh Tế Xã Hội Của Chính Phủ

 

(Santiago - VNN) Hãng AP ngày 30-08 loan tin, một cuộc biểu tình lớn đã được tổ chức hôm qua 29-08 chống chính sách kinh tế và xã hội của Tổng thống Chí Lợi Michelle Bachelet. Xung đột xảy ra giữa đoàn biểu tình với cảnh sát; 273 người bị bắt giữ. Tại Santiago, biểu tình lan rộng từ trung tâm thành phố ra nhiều khu dân cư; thống đốc vùng Adriana Delpiano xác nhận, 50 người biểu tình và 18 cảnh sát bị thương. Cảnh sát dùng súng phun nước và ma trắc đẩy lui đám đông biểu tình. Công đoàn chính của Chí Lợi đã kêu gọi biểu tình chống chính sách kinh tế tự do và xã hội của chính phủ Bachelet, được sự ủng hộ của đảng Xã hội cầm quyền. Người biểu tình đòi tăng lương hưu, quỹ giáo dục, sức khỏe và gia cư. Tổng thống Bachelet đã bày tỏ bất bình vì một số thành viên trong liên minh đã ủng hộ người biểu tình. Bà cho rằng không thể chấp nhận được sự cam kết công bằng xã hội của bà không được nhìn nhận.

 

Chile's President Bachelet

* Tổng thống Chí Lợi Michelle Bachelet.

 

=END=

 

- Nam Hàn Tháo Khoán 2 Triệu Ðôla Giúp Bắc Hàn Bị Bão Lụt

 

(Hán Thành - VNN) Nam Hàn sẽ viện trợ 2 triệu đôla qua tổ chức nhân đạo Liên Hiệp Quốc giúp Bắc Hàn đối phó với nạn lụt tháng qua gây thiệt hại nhiều nhân mạng và vật chất. Tin này được Thứ trưởng bộ Thống Nhất Nam Hàn Lee-Kwan se loan báo hôm 30-08 được AP trích dẫn. Liên Hiệp Quốc kêu gọi quyên góp 14 triệu đôla để cung cấp cho Bắc Hàn lương thực, thuốc men, và nước uống, cùng như nhu yếu phẩm cần thiết khác trong 3 tháng tới, giúp nước cộng sản nghèo khó nhưng dư bom nguyên tử đối phó với thiên tai. Lô hàng viện trợ khẩn cấp cuối cùng được cấp phát hôm nay. Viện trợ mới sẽ được cấp phát vào ngày 10-09 tới. Từ năm qua, Hán Thành đã gửi giúp Bình Nhuỡng tổng số viện trợ là 7,53 triệu đôla. Hiện nay theo ông Lee Kwan-se, đợt viện trợ này khác với viện trợ trực tiếp hay hứa trước đối với Bắc Hàn. Thiên tai dai dẵng từ 4 năm qua giáng xuống Bắc Hàn, nhất là đợt mưa trong tháng 8 năm nay đã làm cho trên 600 người Bắc Hàn thiệt mạng hay mất tích và hạ tầng cơ sở, đường sá, công sở bị phá hủy nhiều.

 

=END=

 

- Hoa Kỳ: Thượng Nghị Sĩ Kêu Gọi LHQ Gây Áp Lực Lên Miến Ðiện

 

(Hoa Thịnh Ðốn - VNN) Hãng AP ngày 30-08 loan tin, 2 Thượng nghị sĩ có uy tín tại Thượng viện Mỹ hối thúc ngoại trưởng Condoleezza Rice yêu cầu Hội đồng Bảo An LHQ mở một cuộc họp khẩn cấp về tình hình Miến Ðiện.

Trong một văn thư gửi đi ngày 29-08, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại thượng viện, và TNS Diane Feinstein ( Dân chủ), chủ tịch Ủy ban tư pháp chống khủng bố Thượng viện, mô tả rằng tình hình nhân quyền hiện nay tại Miến Ðiện đáng để Hoa Kỳ có 'biện pháp đối phó mạnh và có ý nghĩa'. Hai Thượng Nghị Sĩ đã chỉ trích chính phủ quân nhân Miến đàn áp đối với những người biểu tình mà hầu hết là ôn hòa tại Miến Ðiện kể từ 5 năm nay. Ðặc biệt trong đợt bắt giữ hàng trăm người biểu tình trong 2 tuần qua chống tăng giá xăng dầu gây khốn khó cho đời sống dân chúng. Tin mới nhất cho biết, đến nay nhà cầm quyền quân sự đã điều động các thành phần xã hội đen theo dõi người biểu tình; họ có hành vi gây ấn tượng hải hùng cuộc đàn áp đẫm máu năm 1988 khiến 5.000 người chết. Khủng hoảng này đến nay còn là nổi kinh hoàng ám ảnh dân chúng e ngại không dám tham gia biểu tình.

 

Mitch McConnell (file photo)

* TNS CH, Mitch McConnell kêu gọi hành pháp gây áp lực lên Miến Ðiện.

 

=END=

 

- Serbia-Kosovo Bế Tắc, Cần Các Nhà Hòa Giải Quốc Tế Can Thiệp

 

(Vienna - VNN) Các nhà trung gian hòa giải quốc tế về Kosovo hôm nay 30-08 tựu về Vienna tham khảo với các giới chức Kosovo trước khi gặp gỡ phát đoàn Serbia trong khuôn khổ vòng đàm phán mới về qui chế Kosovo, dù Âu Châu có chia rẽ trên vấn đề này. Cuộc tiếp xúc riêng diễn ra suốt ngày tại bộ Ngoại giao Áo dưới sự trung gian của nhóm Âu Châu gồm ông Wolfgang Ischinger (Ðức), Frank Wisner (Mỹ) và Alexander Botsan Khartchenko (Nga). Mạc Tư Khoa, đồng minh của Serbia đã bác bỏ tại Hội Ðồng Bảo An kế hoạch của đại diện Liên Hiệp Quốc Martti Ahtisaari, dự trù Kosovo độc lập dưới sự giám sát của quốc tế tỉnh của Serbia, với 90% là dân Albania. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon hôm 1-8 đã đề nghị dành ra 120 ngày thảo luận thêm để đạt đuợc một giải pháp đồng thuận. Nhóm tiếp xúc sáng nay sẽ gặp phái đoàn Kosovo gồm Tổng thống Fatmir Sejdiu, Thủ tướng Agim Ceku và chủ tịch quốc hội Kolj Berisha, cũng như một đại diện đối lập. Ông Ischinger bày tỏ trước phiên họp sự "lạc quan" của ông về diễn tiến trong ngày; phái đoàn trung gian hy vọng tìm ra một "giải pháp chính trị" cho hai phía. Phái đoàn hòa giải sẽ trình lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc vào 10-12 một bản báo cáo, nhấn mạnh rằng họ không đề nghị một giải pháp mới nào, nhưng chấp nhận tất cả giải pháp được Belgrade và Pristina thỏa thuận. Tuy nhiên, ông Ceku loại trừ tất cả nghi ngờ về kế hoạch của đặc sứ Ahtisaari. Thủ tướng Kosovo nhấn mạnh với báo chí tối qua 29-08: "Không có gì để thương thảo thêm về qui chế nữa. Ðối với Kosovo vấn đề này đã được giải quyết. Và mong phái đoàn hòa giải thông biểu và áp dụng kế hoạch Ahtisaari". Tới Vienna tham dự đại diện cho Serbia là ngoại trưởng Vuk Jeremic và bộ trưởng về Kosovo; Slobodan Samardzic đã bác bỏ hoàn toàn kế hoạch Ahtisaari. Ðức và Croatia hôm 29-08 cho biết họ hoàn toàn ủng hộ kế hoạch Ahtisaari độc lập cho Kosovo.

 

* Martti Ahtisaari, đặc sứ LHQ và tác giả dự án Kosovo độc lập dưới giám sát quốc tế.

 

=END=

 

- A Phú Hãn Kêu Gọi Quốc Tế Giúp Bài Trừ Ma Túy

 

(Kabul - VNN) Tổng thống A Phú Hãn Hamid Karzai kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp giải quyết nạn gia tăng sản xuất thuốc phiện tại nước ông. Tổng thống Karzai hôm 29-08 lên tiếng báo động trong một hội nghị qui tụ các tỉnh trưởng, chỉ huy trưởng cảnh sát và các đại biểu quốc tế. Tuyên bố này đưa ra sau phúc trình hàng năm của Văn phòng Bài trừ ma túy và tội ác của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 27-08, theo đó 93% thuốc phiện trên thế giới xuất phát từ A Phú Hãn. Theo Tổng thống Karzai, những vùng trồng cây anh túc nhiều để sản xuất thuốc phiện chính phủ ít kiểm soát, và tại các vùng liên quân quốc tế do NATO chỉ huy thì Taleban hoạt động mạnh. Tổng thống Karzai kêu gọi các chính quyền địa phương hành động mạnh hơn nữa trong chiến dịch bài trừ ma túy. Bản phúc trình của Văn phòng bài trừ ma túy và tội ác Liên Hiệp Quốc đã đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng sản xuất thuốc phiện như, thiếu khả năng đối phó với lực lượng taleban nổi dậy ở miền nam, hệ thống tư pháp A Phú Hãn không hữu hiệu và nạn tham nhũng trong chính quyền trung ương và địa phương.

Trong khi đó tin từ bộ quốc phòng A Phú Hãn được Reuters trích dẫn cho biết, ngày 30-08 liên quân đã bắn hạ Mullah Brother, một thủ lĩnh Taliban đang bị truy nã, trong một cuộc tập kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu. Trận chiên diễn ra giữa hai quận Sangin và Sarwan thuộc tỉnh Helmand.

 

ap_opium_afghanistan_210

* Dân chúng A Phú Hãn trồng cây anh túc để biến chế thuốc phiện.

 

=END=

 

- Moqtada Sadr Tuyên Bố Hưu Chiến - Mỹ Dè Dặt - Baghdad Hài Lòng

 

(Baghdad - VNN) Hãng AFP hôm 30-08 loan tin, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Iraq hôm nay 30-08 đón nhận trong dè dặt loan báo ngưng các hoạt động quân sự của giáo sĩ Moqtada al Sadr, nhưng chính quyền thủ tướng Nouri al-Maliki tỏ ra hài lòng, cho đây là "một tin tốt". Trung tá Chris Garver, phát ngôn lực lượng Mỹ tại Iraq tuyên bố: "Mỗi lần có một nhân vật nào đó ở Iraq tuyên bố ngưng bạo động để giải quyết vấn đề. (...) chúng tôi đều khuyến khích". Bên cạnh đó, chính phủ Iraq qua lời Muwaffaq al-Rubaie, cố vấn hội đồng an ninh quốc gia hân hoan cho đây là "một tin tốt" giúp hòa bình và ổn định. Moqtada Sadr hôm 29-08 ra lệnh cho 60.000 thành viên quân đội Mahdi ngưng các hoạt động quân sự trong 6 tháng, đặc biệt ngưng chống lại quân đội Mỹ sau vụ bạo động đẫm máu tại đền thờ Karbala; người ta nghi Mahdi là thủ phạm. Xung đột giữa cảnh sát và nhóm người võ trang ngày 28-08 ở Karbala làm 52 người chết và 300 bị thương, gây hỗn loạn trong số tín đồ Shiite hành hương, tham dự ngày đảng sinh của tiên tri Mohamed al-Mahdi vào thế kỷ thứ IX. Nhân chứng và cảnh sát khẳng định rằng các nhóm võ trang đụng độ với cảnh sát là thành viên của Sadr, thường chống đối sự chiếm đóng của Mỹ và tẩy chay chính phủ Malaki. Từ nhiều tháng nay, lực lượng Shiite và đảng Dawa của Thủ tướng Maliki và liên minh Hội đồng tối cao hồi giáo Iraq (CSII) mở chiến dịch chống lại quân đội Mahdi. Cuối tháng 12-2006 quân đội Mỹ tố cáo nhóm Mahdi là một đe dọa nghiêm trọng gây bất ổn cho Iraq, cũng như Al-Qaeda tại nước này. Ngoài ra, trong khi chờ đợi bản báo cáo của quân đội Mỹ về tình hình Iraq, ngoại trưởng Hoshyar Zebari khẳng định "bản báo cáo này không chứa một giải pháp thần bí nào" để chấm dứt khủng hoảng.

Tướng David Petraeus, chỉ huy lực lượng Mỹ và đại sứ Ryan Crocker sẽ cùng thực hiện bản cáo trình lên quốc hội Mỹ vào giữa tháng 9 về tình hình Iraq và kết quả quyết định gửi quân thêm tới Iraq của Tổng thống George W. Bush. Bản báo cáo này tập trung vào sự nguy hiểm đưa ra hạn định rút quân Mỹ khỏi Iraq. Theo ngoại trưởng Iraq Zebari, nếu có vài tiến bộ về an ninh và kinh tế ghi nhận được trong 8 tháng vừa qua, thì điều này "không nằm trong kế hoạch chính trị".

 

* Giáo sĩ Moqtada Sadr ra lệnh các thành viên ngừng bắn.

 

=END=

 

- Nga: Tổng Thống Vladimir Putin Không Bảo Trợ Cho Một Ứng Viên Nào

 

(Mạc Tư Khoa - VNN) Hãng Reuters ngày 30-08 loan tin, phát ngôn điện Cẩm Linh tuyên bố, Tổng thống Vladimir Putin không bảo trợ cho một nhân vật hay ứng viên nào thay thế ông sẽ mãn nhiệm vào năm 2008. Tên người sẽ ra ứng cử thay chỗ ông Putin hiện nay là một ẩn số chính trị tại Nga. Trong thời gian 2 nhiệm kỳ làm chủ điện Cẩm Linh, Putin tìm cách mở rộng quyền hành, được dư luận cho rằng uy tín ông lên cao trong dân chúng. Trong khi đó nhiều người đặt hoài nghi những gì diễn ra bên trong hậu trường chính trị mà ông Putin như là một đạo diễn tài ba. Ông Putin đã từ chối ứng cử nhiệm kỳ 3 mà những người ủng hộ ông rất trông mong, chắc chắn ông sẽ đắc cử. Nhưng trước tiên phải sửa đổi hiến pháp; Putin lại ngại làm điều này. Ông Putin cũng không hé lộ ý định ủng hộ đối với một nhân vật nào. Song việc ông ngầm ủng hộ ai đó thì dư luận không được biết. Giống như việc Tổng thống Boris Jeltsine chọn Putin lãnh đạo FSB (hậu thân KGB) làm Thủ tướng rồi Tổng thống mấy tháng sau đó, dư luận hoàn toàn bất ngờ không đoán trước được. Tình hình tại điện Cảm Linh giờ cũng thế. Theo các nhà quan sát, hai ứng viên có nhiều tiềm năng hơn hết là hai phó thủ tướng; cả hai đều là người thân tín của Putin. Sergueĩ Ivanov, cựu nhân viên KGB như Putin giữ ghế Quốc phòng, và cựu thẩm phán Dmitri Medvedev, giữ nhiều ghế then chốt tại diện Cẩm Linh. Nhưng có điều là lần này nhiều đảng, trong đó có đảng cộng sản Nga cũ tranh nhau đưa ứng viên chạy đua vào điện Cẩm Linh cũng chỉ làm cảnh cho cuộc tranh cử có vẻ hào hứng. Các con gà do Putin chọn muốn rớt cũng không được.

 

* TT Putin bắt mạch thời cuộc hay nghe gì vậy?

 

=END=

 

- Ba Lan: Cựu Bộ Trưởng Nội Vụ Bị Bắt Giữ

 

(Varsaw - VNN) Tòa án Varsaw ngày 30-08 xác nhận, một cựu bộ trưởng Nội vụ Ba Lan, Janusz Kaczmarek, bị Thủ tướng Jaroslaw Kaczynski cách chức hồi đầu tháng 8, đã bị bắt sáng nay vì tội "cản trở pháp lý". Ông Kaczmarek, một cựu thành viên đảng "Luật pháp và Công lý" (PiS) của anh em Kaczynski đang gây giông bão chính trị tại Ba Lan được đối lập gọi là "Watergate polonais". Cơ quan pháp lý xác nhận ông Kaczmarek đã bị bắt giữ cùng thời gian với ông Konrad Kornatowski; cựu trưởng cảnh sát Ba Lan bị cách chức cùng với bộ trưởng và Jaromir Netzl, Tổng giám đốc của công ty bảo hiểm quốc doanh Ba Lan PZU. Phát ngôn cơ quan pháp lý tuyên bố: "Họ bị bắt giữ vì tội cản trở pháp lý trong việc điều tra về thất thoát tin liên quan tới chiến dịch chống tham nhũng tại bộ Nông nghiệp".

 

Janusz Kaczmarek, cựu bộ trưởng Nội vụ Ba Lan vừa bị bắt giữ.

 

=END=

 

- Ðợt Bắt Giữ Mafia Sau Vụ Giết Hại Ở Duisbourg- Ðức

 

(Roma - VNN) Cảnh sát Ý hôm nay 30-08 đã tiến hành bắt giữ hàng chục nghi can trong cuộc bố ráp nhắm vào hàng ngũ mafia vùng Calabre bị buộc tội liên quan tới vụ sát hại 10 người Ý tại Ðức vào giữa tháng 8. Theo các hãng thông tấn ANSA và APCOM, cảnh sát đã tung ra ít nhất 40 trát bắt giữ đối với những người cư ngụ ở vùng Calabre, miền nam Ý, nhưng người ta không biết chính xác số người bị bắt giữ. Renato Cortese, một giới chức cao cấp cảnh sát ở Reggio vùng Calabre, thủ phủ của tỉnh nói: "Cuộc hành quân đang còn tiếp diễn. Hàng chục người đã bị bắt giữ và cuộc truy tìm đang tiến hành". Cuộc truy bắt đang diễn ra tại San Luza nhưng cũng diễn ra tại Roma và tại Ðức, một nước láng giềng của Ý. Ngày 15-08 vừa qua, 10 người Ý tuổi từ 16 đến 38 đã bị bắn chết trong khi họ vừa rời một bữa tiệc sinh nhật tại một nhà hàng Ý ở Duisbourg (miền tây nước Ðức). Từ đầu cuộc điều tra, các giới chức Ðức và Ý đã ưu tiên theo dấu từ một trương mục ngân hàng giữa hai nhóm đối thủ ở San Luca, một thành phố Ý ở vùng Calabre, cực tây nam Ý. Hai gia đình thuộc mafia Calabre liên can tới tội ác có tổ chức trên thế giới và hiện nay bị xem là Mafia nguy hiểm nhất tại Sicile. Ndrangheta được xem là một trong những tổ chức mafia nguy hiểm nhất tại Ý. Người ta ước tính mạng lưới tội phạm này có khoảng 7.000 thành viên và đang thu lợi khoảng 35 triệu euros mỗi năm từ các thương vụ làm tiền giả, buôn bán vũ khí và cocaine trên khắp thế giới.

 

Italian police checking car near San Luca, 16 Aug 07

* Một nút chận của cảnh sát Ý kiểm tra tìm nghi can.

 

=END=

 

- Nga: Hai Nghi Can Ðược Trả Tự Do Trong Vụ Ðiều Tra Sát Hại Ký Giả Anna Politkovskaĩa

 

(Mạc Tư Khoa - VNN) Tổng chưỡng lý Nga ngày 29-08 loan báo bắt được 10 nghi can ám sát nữ ký giả Anna Politkovskaĩa, trong đó có "những tên sát nhân nước ngoài" muốn gây bất ổn cho chế độ Tổng thống Vladimir Putin. Trước đó dư luận Nga cho rằng ký giả Anna Politkovskaĩa bị giết vì dám gây bất lợi cho chính sách của Tổng thống Putin tại Chechnya. Bà đang điều tra về các vụ thảm sát và chà đạp nhân quyền ở Chechnya nên bị giết chết. Hãng AFP trích dẫn nguồn tin các giới chức điều tra và hãng Interfax loan tin hôm 30-08 cho biết, hai trong số các nghi can đã được trả tự do. Các cơ quan truyền thông độc lập tỏ ra nghi ngờ về cuộc điều tra. Nguồn tin nói với Interfax, "hai nghi can Alexeĩ Berkine và Oleg Alimov đã được trả tự do cách nay vài hôm". Tên họ xuất hiện trong danh sách những người bị bắt giữ được tòa án ở Mạc Tư Khoa xác nhận. Nhật báo Kommersant nhận diện nghi can bị giam sau vụ ám sát vào tháng 10-2006 như Sergueĩ Khadjikourbanov, cựu giới chức cảnh sát Mạc Tư Khoa, có trong danh sách chính thức các nghi can. Nhật báo Kommersant cũng nêu lên rằng danh sách nghi can có 11 tên chứ không phải 10 như tổng chưỡng lý Iouri Tchaika loan báo hôm 27-08. Trong số các nghi can bị bắt có 1 sĩ quan thuộc cơ quan mật vụ Nga (FSB), Pavel Riagouzov, mà theo báo Kommersant, y sẽ bị xét xử bởi một tòa án binh. Pavel bị bắt giữ trong một vụ khác. Nguồn tin xác nhận với Interfax rằng tòa án quân sự Mạc Tư Khoa sẽ trách nhiệm xét xử trường hợp Pavel Riagouzov.

 

Meurtre de Politkovskaĩa : deux suspects relâchés, doutes sur l'enquête

* Vụ sát hại nữ ký giả Anna Politkovskaĩa do động cơ chính trị.

 

=END=

 

**********************************

 
 
 
Home Page
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy